Máy trợ giảng loại nào tốt? Đánh giá top 5 máy trợ giảng mua nhiều nhất năm 2020

85 / 100

Máy trợ giảng một trong những thiết bị không thể thiếu đối với những ai làm công việc giảng dạy, hướng dẫn khách hàng với quy mô người học, tham dự lớn. Việc thiếu đi máy trợ giảng sẽ làm gián đoạn công việc của họ một cách đáng kể. Vậy nên mua máy trợ giảng ở đâu? Máy trợ giảng loại nào tốt nhất hiện nay? Cùng tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!

Chúng ta không thể sử dụng giọng nói với tần số âm thanh cực lớn trong nhiều giờ liền. Vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng công việc. Nếu cố gắng nói to rõ trong suốt thời gian dài, cổ họng sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến bị ung thư, các bệnh lý khác. Do đó, với những ai làm công việc giảng viên, giáo viên, hướng dẫn viên du lịch, bảo tàng cần phải có máy trợ giảng hỗ trợ. Vậy máy trợ giảng loại nào tốt?

Máy trợ giảng là gì?

Máy trợ giảng là một thiết bị được sử dụng cho các giáo viên, giảng viên hoặc những hướng dẫn viên làm việc trong bảo tàng, trung tâm du lịch sử dụng. Mục đích việc dùng máy trợ giảng là để khuếch đại âm thanh lớn hơn. Giúp người nghe có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin từ người nói rõ ràng nhất.

máy trợ giảng loại nào tốt

Đặc điểm nhận dạng của máy trợ giảng bên ngoài nhỏ gọn với thiết kế đẹp mắt. Nó được xem là thiết bị đa dụng thay thế cho amply cồng kềnh dây kéo phức tạp được sử dụng trước đây. Tuy nhiên, ngày nay trên thị trường có rất nhiều mẫu máy trợ giảng khác nhau, làm thế nào để chọn được loại máy tốt nhất.

Nguyên lý hoạt động máy trợ giảng

Máy được kết cấu gồm 3 bộ phận chính: Loa, bộ thu phát âm thanh và micro (dạng có dây hoặc không dây). Theo đó, máy trợ giảng sẽ hoạt động như sau: Người nói sẽ dùng micro để thu âm thanh, âm thanh sẽ truyền tải đến loa. Đến đây, hệ thống của máy sẽ xử lý những dữ liệu liên quan và khuếch tán âm thanh tạo nên tần số âm thanh lớn hơn rất nhiều lần, lan tỏa cả một phạm vi để người nghe lắng nghe thông tin rõ ràng hơn.

Công dụng của máy trợ giảng

Với một máy trợ giảng trọng lượng từ 200 đến 500 gram, rất thuận tiện để mang theo bên người khi du lịch hay công tác. Tuy nhiên, máy trợ giảng còn sở hữu những công dụng tuyệt vời sau đây:

– Điểm cộng cho máy là thiết kế nhỏ gọn đẹp mắt nhưng giá thành lại rất hợp lý.

– Khả năng khuếch đại âm thanh bán kính lên đến 20 – 30m. Chất lượng âm thanh cực tốt truyền tải rõ ràng không bị tạp âm.

– Hạn chế viêm họng hay mắc cái căn bệnh liên quan đến phế quản do nói to thường xuyên.

– Bên cạnh đó, còn có chức năng thu âm sẵn, tiện lợi để thực hiện công việc như giảng dạy, tập luyện cho giáo viên, hướng dẫn viên.

Công dụng của máy trợ giảng

Làm thế nào mua được máy trợ giảng tốt nhất?

Thiết kế, kiểu dáng nhỏ gọn

Do đặc thù công việc, phải di chuyển và tiếp xúc với rất nhiều người khác nhau. Cho nên phải mang theo chiếc máy trợ giảng cồng kềnh là điều không ai mong muốn. Chính vì vậy, người dùng sẽ ưu tiên những chiếc máy có thiết kế nhỏ gọn bỏ vào túi đựng hay mang theo trong người. Không quá cồng kềnh, lại nhỏ gọn và có màu sắc đẹp mắt hợp thời trang là điều người dùng luôn cần. Trên thị trường hiện nay, máy trợ giảng có rất nhiều màu sắc chủ đạo đẹp mắt như: Màu xanh, màu đen, màu trắng, hay màu bạc…

Chất liệu an toàn

Một thiết bị hỗ trợ âm thanh cấu tạo từ chất liệu an toàn là điều rất cần thiết để chống va đập, phòng trường hợp bị rơi rớt. Tuổi thọ máy trợ giảng sẽ kéo dài hơn nếu như được làm từ các chất liệu an toàn.

Công suất phù hợp

Công suất là điều kiện hàng đầu để quyết định bạn có nên mua sản phẩm đó hay không? Vì máy trợ giảng phải sử dụng trong môi trường có phạm vi lớn. Cho nên công suất phát ra âm thanh luôn phải đi kèm với chất lượng ổn định.

 Nếu âm thanh lớn nhưng lại quá rè, tạo ra nhiều tiếng hú hay quá chói tai sẽ không phù hợp quá trình giảng dạy, thuyết trình trước tập thể. Theo đó, những máy trợ giảng hiện đại, có tần số âm thanh FM giúp người nghe cảm thấy êm dịu không chói tai. Sản phẩm cải thiện được các chức năng mà máy trợ giảng đời cũ không thể làm được.

Dung lượng pin không quá thấp

Với những buổi giảng dạy hay thuyết trình hội thảo đông người, máy trợ giảng phải đảm bảo công suất hoạt động từ 15 đến 20h liên tục. Với những cỗ máy có dung lượng pin thấp thường sẽ gây ra tình trạng ngừng đột ngột, hoặc không thể tải nổi, ảnh hưởng đến âm thanh người nói. Vì vậy, bạn nên ưu tiên lựa chọn máy thuyết trình có dung lượng pin từ 1000 đến 2500mAh để sử dụng.

Giá bán trên thị trường

Mức giá dao động cho máy trợ giảng hiện nay là từ 500.000 đ đến 2 triệu cho các sản phẩm tầm trung. Với các dòng thương hiệu nổi tiếng như Apollo, Aepel hay Esfor tầm giá cao hơn từ 4 triệu đến 10 triệu đồng. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và tài chính bản thân, bạn nên lựa chọn những sản phẩm cảm thấy hợp lý nhất.

Chế độ bảo hành

Chế độ bảo hành tùy thuộc vào dòng máy, đời máy và thương hiệu của máy. Thông thường, đối với máy trợ giảng chế độ bảo hành sẽ từ 12 đến 24 tháng. Bạn có thể lựa chọn mua sản phẩm ở các cửa hàng trực tiếp hoặc đặt hàng qua các sàn thương mại điện tử uy tín như Tiki, Lazada, shopee…

tiêu chí để mua máy trợ giảng tốt

Các loại mic trợ giảng thông dụng

Để trả lời câu hỏi máy trợ giảng loại nào tốt? Trước tiên bạn phải biết được, có 2 loại mic cực thông dụng được nhiều người sử dụng hiện nay:

Thứ nhất: Máy trợ giảng không có dây (thiết kế đơn giản nhỏ gọn tiện dụng)

Trong đó, micro và loa được kết nối dây thông qua công nghệ với tần số FM. Mạng Wireless, tần số cực cao UHF.

Thứ hai: Máy trợ giảng có dây (hơi phức tạp kết cấu)

Nhược điểm của nó chính là micro và loa kết nối với nhau thông qua sợi dây dẫn truyền, để phát âm thanh. Điều này, tạo ra nhiều bất tiện cản trở quá trình làm việc khá vướng víu mất thời gian cho người sử dụng.

Top 5 máy trợ giảng máy chạy nhất năm 2020.

#1. Máy trợ giảng không dây T9 2.4 chống rung

Sản phẩm hợp túi tiền dành cho phân khúc giá rẻ, mặc dù có vẻ ngoài nhỏ gọn tiện lợi nhưng sản phẩm vẫn có những nhược điểm.

Giá tham khảo: 980.000 đ

may tro giang loai nao tot 4

Ưu điểm:

Chất lượng âm thanh ưu việt, công suất lên đến 15W, thậm chí là 30W. Dải tần số âm thanh từ 50hz đến 15khz.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến lên màng loa và củ loa, giúp truyền âm thanh xa đến tận 1000m2.

Công nghệ micro không dây hiện đại, kết nối nhanh bắt sóng lên đến 50m. Còn có chức năng giảm độ ồn khi các micro đặt gần nhau.

Thiết kế nhỏ gọn, không vướng víu. Thời hạn sử dụng micro khoảng 6 đến 8 tiếng liên tục.

Trang bị đầy đủ âm thanh, nút khuếch đại, cổng kết nối thiết bị ngoại vi.

Dung lượng pin cực khủng sử dụng từ 12 đến 18 giờ, chỉ mất 3h để sạc đầy pin sử dụng.

Nhược điểm:

Giá rẻ nên độ bền không được cao.

#2. Máy trợ giảng Takstar E220

Sở hữu nhiều tính năng hiện đại, thiết bị này đang được người dùng săn đón trên thị trường hiện nay, với mức giá cũng rất hợp lý

Giá tham khảo: 700.000 đ

may tro giang loai nao tot 5

Ưu điểm:

Loa cấu tạo chất liệu hiếm, trọng lượng nhẹ, chất lượng âm thanh tuyệt vời

Sở hữu chip khuếch đại công suất loại F, mức tiêu thụ điện năng thấp. Công suất lên đến 8W.

Chức năng phát nhạc thông qua thẻ nhớ hoặc các tệp âm thanh đa phương tiện. Kết nối bluetooth, smartphone, PC, iPad…

Thời gian sử dụng lên đến 10h, sạc pin khoảng 4h.

Đặc biệt hỗ trợ kết nối không dây, thiết kế nhỏ gọn với ba màu đỏ, đen, trắng sành điệu.

Nhược điểm:

Thiết bị va đập dễ bị vỡ hoặc xảy ra hư hỏng nhẹ.

#3. Máy trợ giảng SHIDU SD – S358

Trên nhiều sàn thương mại điện tử, sản phẩm này được người dùng đánh giá 4,5 trên 5 sao về điểm chất lượng sản phẩm. Mức giả lại vô cùng bình dân.

Giá tham khảo: 340.000 đ

may tro giang loai nao tot 6

Ưu điểm:

Công suất lên đến 10W, tần âm thanh từ 80Hz đến 12KHz. Giúp phát ra âm thanh to rõ bao phủ 30m2.

Có hỗ trợ mic đeo tai nghe chất lượng ổn định. Micro đi kèm chống hú tốt.

Hỗ trợ thẻ nhớ lên đến 16GB, khe cắm thẻ nhớ là 16GB, cho phép chạy bài giảng có sẵn.

Dung lượng pin khủng 1500mAh, hoạt động liên tục 12 đến 15 tiếng.

Nhược điểm:

Sản phẩm tuy rẻ nhưng lại bị đánh thuế bán ra với giá cao chênh lệch.

#4. Máy trợ giảng không dây Aporo T9 2.4G

Máy trợ giảng không dây được trang bị công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, với 24 G. Tuy nhiên so với các dòng sản phẩm khác mức giá Aporo T9 2.4G có giá cao hơn.

Giá tham khảo: 910.000 đ

may tro giang loai nao tot 7

Ưu điểm:

Micro sử dụng sóng 2.4G tiên tiến nhất hiện nay, kết nối xa tận 50m

Micro được nâng cấp hoặc tháo cầm tay, thiết kế đẹp và sang trọng.

Âm thanh trung thực ổn định không rè rú.

Pin cực bền 2400mAh, sử dụng làm việc liên tục từ 10 đến 12h làm việc

Khoảng cách kết nối của máy có thể kết nối xuyên tường đến 30m

Công suất hoạt động của loa là 15W max sẽ là 25W phù hợp cho phòng học rộng 100m2.

Kết nối máy tính các thiết bị công nghệ tích hợp tiện lợi. Kết nối đài FM, chất liệu vỏ nhựa an toàn. Có thể sử dụng như một loại loa di động.

Nhược điểm:

Giá thành khá cao so với sản phẩm khác.

#5. Máy trợ giảng có dây Aker MR2700

Sản phẩm tích hợp đa dạng các chức năng giải trí là công cụ tuyệt vời hỗ trợ âm thanh cho người dùng trong phạm vi rộng lớn.

Giá tham khảo: 720.000 đ

may tro giang loai nao tot 8

Ưu điểm:

Thiết kế nhỏ gọn, có trang bị đèn chiếu sáng, điều khiển từ xa hỗ trợ việc thuyết trình

Công suất hoạt động của loa là 15W, khuếch đại âm thanh tốt.

Kết nối USB, thẻ nhớ, chức năng nghe Radio giải trí với các file có sẵn.

Sử dụng lâu, khả năng tốn pin ít, sạc nhanh.

Trọng lượng nhẹ dễ dàng di chuyển trong thời gian dài.

Mỗi lần sạc có thể dùng đến 15 đến 20h

Nhược điểm:

Dễ nóng máy khi sử dụng quá lâu.

Mong rằng, với những thông tin chúng tôi cung cấp bạn đã có thêm cho mình những kiến thức bổ ích. Để trả lời câu hỏi “Máy trợ giảng nào tốt nhất” phải tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc ưu điểm nhược điểm về giá cả sản phẩm để lựa chọn cho mình chiếc máy phù hợp nhất bạn nhé!

KHUYẾN MÃI FLASH SALE SHOPEE (Click ảnh bên dưới)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *